Tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020
Thứ tư - 03/06/2020 14:47
Tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020
Ngày 18 tháng 5 năm 2020 UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn số 1402/UBND-VX chỉ đạo các Sở, ban ngành trong tỉnh về việc tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2020 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2020 với chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”
KHÔNG HÚT THUỐC LÁ VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU !
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn còn cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Trong khói thuốc lá chứa trên 4.000 loại hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện... Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh: Bệnh tim mạch, Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), Bệnh hô hấp: Bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn, viêm phế quản mãn tính. Bệnh răng và lợi: Tăng nguy cơ loãng xương, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh., Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Đối với trẻ em: Dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với trẻ em. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ; Mỗi 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 7 triệu ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Tại Việt nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá” Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y - Xã hội học, cho thấy Việt Nam hiện có gần 50% nam giới sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá, nữ giới là 1,4%. Hàng ngày, người nghiện thuốc đang phung phí tiền để mua bệnh vào người. Số tiền chi cho việc mua thuốc hút chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của họ. Ước tính, hàng năm trung bình người hút thuốc phải chi khoảng gần 8 - 12 triệu đối với những người hút thuốc loại lá với giá trung bình từ 15- 30 nghìn/bao và 4 - 6 triệu cho những người hút thuốc lá với giá trung bình từ 6 – 10 nghìn/bao. Còn người sử dụng loại cao cấp hơn như xì gà, thuốc lá nhập ngoại, thuốc lá điện tử, … thì chi phí phải bỏ ra có thể lên tới hàng trăm triệu. Một nghiên cứu khác cho thấy, tổng số tiền chi cho thuốc lá của những người nghiện thuốc ở Việt Nam trong 1 năm đủ để mua lương thực cho 10,6 triệu người. (Số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam). Năm 2003 xuất hiện Thuốc lá điện tử đó là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng (thường chứa nicotine), biến dùng dịch này thành hơi để người hút có thể hít vào phổi và ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là trong giới trẻ. Ban đầu thuốc lá điện tử ra đời nhằm mục đích giúp những người muốn cai thuốc lá hay giảm thiểu sự độc hại của thuốc lá truyền thống và đã có nhiều người tin rằng thuốc lá điện tử là sản phẩm thay thế an toàn cho thuốc lá truyền thống. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đẫ cảnh báo các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khỏe và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng tương tự thuốc lá điếu thông thường. Các báo cáo gần đây tại Hoa Kỳ về việc sử dụng thuốc lá điện tử đang là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Theo một nghiên cứu gần đây Đại học Harvard tiết lộ rằng có khoảng 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử đều chứa diacetyl. Đây là một chất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thêm vào đó, các hạt nhỏ và kim loại nặng độc hại như thiếc, nickel, thủy ngân và chì có trong thuốc lá điện tử nguyên nhân chính gây các tổn thương ở phổi. Nhiều người hút thuốc lá lâu năm và không thể bỏ thuốc đôi khi tìm đến thuốc lá điện tử với hy vọng rằng có thể phần nào tránh được các loại hóa chất gây ung thư độc hại trong khói thuốc. Tuy nhiên, trên thực thế cho thấy, thuốc lá điện tử có một mối liên hệ chặt chẽ tới các vấn đề về tim mạch. Nếu sử dụng nicotine trong một thời gian dài có thể khiến cho mức adrenaline tăng cao, đây là một trong các nhân tố chính dẫn tới các cơn đau tim. Những trường hợp lạm dụng chất nicotine có thể bị rối loạn nhịp tim, dẫn tới suy tim, huyết khối, viêm loét dạ dày và thậm chí là tử vong. Những người sử dụng thuốc lá điện tử trong một khoảng thời gian dài và liên tục có thể bị mắc các tổn thương cấp tính ở phổi, kèm theo các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, hen suyễn hoặc bị nhiễm độc nicotine, gây buồn nôn, nôn mửa, đau nửa đầu và co giật. Một số bệnh lý về phổi thường gây ra do thuốc lá điện tử như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen, nhiễm trùng đường hô hấp. Thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá, Trường Cao đẳng Y tế đã tổ chức hoạt động phổ biến Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật số: 09/2012/QH13 thông qua ngày 18/6/2012) trong đó nhấn mạnh Điều 11: Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà: Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. Và phổ biến Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 đã quy định về mức xử phạt khi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá Đối với cá nhân: Cảnh cáo / phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng khi: Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. Đối với tập thể: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi: Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý. Nhà trường đã gắn biển “Cấm hút thuốc lá” trong khuôn viên nhà trường, treo Pano tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Đã đưa nội dung Cấm hút thuốc lá vào trong quy chế xét kết quả rèn luyện của học sinh sinh viên.
HÃY TỪ BỎ THUỐC LÁ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN.
Truyền thông phòng chống tác hại của Thuốc lá.
Tác giả bài viết: Bạch Anh Tuấn
Nguồn tin: vinacosh.gov.vn
Ngày 18 tháng 5 năm 2020 UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn số 1402/UBND-VX chỉ đạo các Sở, ban ngành trong tỉnh về việc tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2020 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2020 với chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”