08:46 +07 Thứ năm, 01/06/2023

Cao đẳng Y tế Yên Bái

Tin tức - Sự kiện

Đào tạo

Tuyển sinh

Nghiên cứu khoa học - HTQT

Công HS-SV

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 7188

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 20897280

Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Bạn cho biết website ymc.edu.vn mới có giao diện như thế nào?

Rất đẹp dễ sử dụng

Đẹp và dễ sử dụng

Bình thường và dễ sử dụng

Không đẹp

Ý kiến khác

Trang chủ » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện » Đảng ủy

Tham luận về Giải pháp xây dựng giáo trình CĐ Điều dưỡng của Ths Bạch Anh Tuấn tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Trường CĐ Y tế Yên Bái khóa VIII

Thứ năm - 11/07/2013 10:33
Với các yêu cầu và căn cứ trên đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn giáo trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng, đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện được chương trình đào tạo, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học và đảm bảo chuẩn đầu ra.
Tham luận về Giải pháp xây dựng giáo trình CĐ Điều dưỡng của Ths Bạch Anh Tuấn tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Trường CĐ Y tế Yên Bái khóa VIII

Tham luận về Giải pháp xây dựng giáo trình CĐ Điều dưỡng của Ths Bạch Anh Tuấn tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Trường CĐ Y tế Yên Bái khóa VIII

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH
ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
Ths Bạch Anh Tuấn – Phó hiệu trưởng
 
1. Nhu cầu và các căn cứ xây dựng giáo trình đào tạo
Ngày 28/7/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3079/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái  trên cơ sở Trường Trung cấp Y tế Yên Bái.
Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng, nằm trong hệ giáo dục Đại học, điều đó đòi hỏi trong giai đoạn phát triển mới, nhà trường cần phải tiếp tục cập nhật, đổi mới cả nội dung và phương pháp giảng dạy phương pháp cho phù hợp với đối tượng trình độ Cao đẳng, nâng cao chất lượng Dạy và học, đảm bảo được chuẩn đầu ra là một yêu cầu cấp thiết đối với nhà trường.
Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái đã xây dựng đề án mở ngành đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng, trình Sở GD&ĐT, trình Bộ GD&ĐT thẩm định. Ngày 16/4/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1370/QĐ-BGDĐT về việc giao cho trường Cao đẳng Y tế Yên Bái đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng hệ chính quy.
Để đảm bảo thực hiện được chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng theo quy định tại thông tư số 11/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình khung đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng nhà trường đã xây dựng chương trình chi tiết đào tạo cử nhân Điều dưỡng trình độ Cao đẳng và đã được Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thẩm định và Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011 Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học.
Với các yêu cầu và căn cứ trên đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn giáo trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng, đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện được chương trình đào tạo, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học và đảm bảo chuẩn đầu ra.
 
2. Các giải pháp trong xây dựng giáo trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng
2.1.  Xác định vai trò và tầm quan trọng của hoạt động biên soạn giáo trình đào tạo để đảm bảo chất lượng Dạy và học
Xác định hoạt động nghiên cứu, biên soạn và thẩm định giáo trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên trong năm học 2012-2013.
Phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định, các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế (Thông tư số 11/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình khung đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng; thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011 Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học,…) .
          Xây dựng quy trình quy định về Biên soạn và thẩm định giáo trình: Quy trình đã được đưa ra thảo luận công khai, xin ý kiến của tất cả các bộ môn trong toàn trường và đã được Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái đã ban hành tại quyết định số 230 /QĐ-CĐYT ngày 24 tháng 5 năm 2013.
Chỉ đạo thực hiện, giám sát tiến độ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong hoạt động nghiên cứu, biên soạn giáo trình một cách thường xuyên tại các cuộc họp giao ban tháng.
 
2.2. Giải pháp về nhân lực biên soạn và thẩm định giáo trình
          Thành lập ban biên soạn giáo trình, hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng tuân thủ quy định tại thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT.
Chủ biên phải có trình độ là Thạc sỹ, các thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình, là những giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm và uy tín và đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường do Hiệu trưởng quyết định.
Bố trí hợp lý 6 giảng viên có trình độ thạc sỹ và 9 giảng viên có trình độ chuyên khoa I  và các giảng viên có kinh nghiệm tham gia chủ biên và ban biên soạn giáo trình cho 46 học phần (gồm 171 ĐVHT) đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng.
 
2.3. Giải pháp về kỹ thuật
Thực hiện biên soạn giáo trình qua 2 giai đoạn:
(1) Giai đoạn biên soạn đề cương:
Thống nhất quan điểm nghiên cứu, mục tiêu đào tạo, mục tiêu bài học, thời gian, kết cấu, nội dung chính, tính Logic của thông tin, tính cập nhật (đánh giá thông qua việc sử dụng các tài liệu tham khảo mới, gần đây)
Tổ chức hội đồng thẩm định đề cương giáo trình, đề cương bài giảng.
(2) Giai đoạn biên soạn giáo trình:
 Đảm bảo nội dung phù hợp với mục tiêu, với đối tượng giảng dạy, cập nhật thông tin mới.
Trình bày có điểm nhấn, trọng tâm, có sơ đồ - hình ảnh minh họa.
Tăng cường khâu biên tập và thẩm định, phát hiện các sai sót và kiên quyết xử lý sự trùng lắp để nâng cao chất lượng biên soạn.
Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể theo hướng dẫn tại quyết định số 230 /QĐ-CĐYT Biên soạn và thẩm định giáo trình của Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái.
Thực hiện hoạt động phản biện một cách nghiêm túc, có chất lượng, đúng quy trình góp phần nâng cao chất lượng của giáo trình.
Tổ chức hội đồng thẩm định giáo trình, bài giảng.
 
2.4. Một số giải pháp về tổ chức thực hiện
- Xây dựng lịch trình, có dự kiến thời gian thực hiện cụ thể để đảm bảo tiến độ  
- Các bộ môn, bố trí công việc hợp lý để các giáo viên tham gia ban biên soạn có thể đầu tư được nhiều thời gian hơn cho hoạt động biên soạn giáo trình.  
- Khuyến kích các cán bộ giảng viên trong nhà trường sưu tầm các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Thư viện nhà trường, thư viện của các trường khác, tài liệu từ các khóa đào tạo của các cán bộ giáo viên nhà trường đi học nâng cao trình độ tại các trường đại học Y, dược, đại học Điều dưỡng,… khai thác nguồn tài liệu từ mạng Internet,…
- Thực hiện chi trả cho chủ biên, biên tập viên và thành viên các hội đồng theo hướng dẫn tại thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp./.
 

Tác giả bài viết: Ths Bạch Anh Tuấn

Với các yêu cầu và căn cứ trên đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn giáo trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng, đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện được chương trình đào tạo, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học và đảm bảo chuẩn đầu ra.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Lịch học - Lịch Thi

Album ảnh


Video Clip


Lịch giảng tuầnBài giảng ElearningPhần mềm tiện íchThủ thuật văn phòngghép file pdfhình nền powerpoint